Ngày 1/12,ẩnthươnghànkhiếnđộngmạchchủbụngsuýtvỡdự báo thời tiết hà nội TS.BS Nguyễn Anh Dũng, Trưởng khoa Ngoại Tim mạch - Lồng ngực, cho biết giả phình động mạch chủ do nhiễm trùng (vi khuẩn, nấm) chỉ chiếm 1% các trường hợp phình động mạch chủ. So với các trường hợp phình động mạch do xơ vữa hay thoái hóa, giả phình động mạch chủ do nhiễm khuẩn thương hàn ít gặp hơn nhưng nguy hiểm hơn vì dễ vỡ gây tử vong và điều trị khó do nhiễm trùng.
Anh Tú sốt kèm rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy nhiều lần sau khi ăn sashimi tươi sống vào tháng 10. Bác sĩ chẩn đoán nhiễm trùng đường tiêu hóa, điều trị bằng kháng sinh. Sau một tháng, anh bớt sốt, tiêu chảy nhưng vẫn mệt, đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám.
TS.BS Trần Minh Giang, Khoa Nội tổng hợp, cho biết chụp CT ghi nhận bệnh nhân có túi giả phình động mạch chủ bụng kích thước 2,5 cm. Kết hợp với các dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm như sốt, bạch cầu tăng, CRP tăng... khẳng định giả phình do nhiễm trùng. Tiến hành xét nghiệm phản ứng huyết thanh, xác định nhiễm khuẩn thương hàn.
Bác sĩ nghi do bệnh nhân ăn thực phẩm sống nhiễm khuẩn nhưng không biết nên không được điều trị đúng cách. Vi khuẩn từ đường ruột theo đường máu sang động mạch chủ bụng tạo thành ổ nhiễm trùng trên thành mạch, hình thành giả phình mạch máu (pseudoaneurysm).
Bác sĩ Dũng đánh giá bệnh nhân bị giả phình động mạch chủ, nguy cơ vỡ rất cao so với với phình động mạch (aneurysm). Khối phình động mạch kích thước trên 5,5 cm mới có chỉ định can thiệp, trong khi giả phình 2-3 cm đã dọa vỡ, cần xử lý ngay.
Hội chẩn liên chuyên khoa Nội Tim mạch, Phẫu thuật Mạch máu - Lồng ngực và Chẩn đoán hình ảnh, các bác sĩ đánh giá bệnh nhân có thể gặp rủi ro khi can thiệp vì nhiễm trùng tiến triển, lan rộng xung quanh gây tổn thương mạch máu nặng nề.
"Bệnh nhân không thể đặt stent graft (vật liệu nhân tạo) do túi giả phình tạo ra trên ổ nhiễm trùng, có thể gây vỡ mạch máu. Do đó, ê kíp quyết định phẫu thuật", bác sĩ Dũng nói.
Anh Tú được điều trị nhiễm trùng bằng kháng sinh đường tĩnh mạch một tuần trước mổ. Sau đó, các bác sĩ phẫu thuật cắt đoạn động mạch chủ bụng bị rách, giả phình, thay bằng mạch máu nhân tạo làm từ miếng màng ngoài tim bò. Đây là vật liệu sinh học, giảm nguy cơ nhiễm trùng miếng ghép so với các loại vật liệu tổng hợp.
Sau hơn hai giờ, toàn bộ ổ nhiễm trùng được loại bỏ, đoạn mạch máu nhân tạo đặt đúng vị trí. Bệnh nhân hồi phục tốt, tiếp tục điều trị bằng kháng sinh đường tĩnh mạch thêm hai tuần trước khi xuất viện.
Bác sĩ Dũng cho biết giả phình động mạch chủ bụng có thể do xơ vữa động mạch, bệnh mạch máu (mạch máu viêm hoặc bẩm sinh như bệnh mô liên kết), tổn thương thành mạch do tai nạn lao động, tai nạn xe hơi, tai nạn trong sinh hoạt, nhiễm trùng (vi khuẩn, nấm)...
Dùng nước ô nhiễm, ăn thực phẩm tái sống (thịt bò, thịt gia cầm, hải sản) có nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn đường ruột như Salmonella typhi gây bệnh thương hàn, Shigella dẫn đến bệnh lỵ, viêm dạ dày ruột do E.Coli. Những vi khuẩn này nếu không được điều trị triệt để sẽ sinh sôi nhanh, có thể đi theo đường máu đến các động mạch chủ gây nhiễm trùng nguy hiểm.
Bác sĩ Dũng khuyến nghị để phòng ngừa thương hàn và các bệnh đường tiêu hóa, cần kiểm tra kỹ nguồn nước trước khi sử dụng. Thực phẩm ăn hàng ngày nên chọn loại tươi mới, đảm bảo chất lượng vệ sinh. Mỗi người nên ăn chín uống sôi, rửa tay sạch trước khi chế biến món ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Tiêm vaccine giúp phòng bệnh thương hàn.
Thu Hà
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi